top of page
Ảnh của tác giảBS CKI. Phạm Trần Đan Tâm

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì ? Làm sao cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt ?

Đã cập nhật: 11 thg 8, 2022


Tập hợp nhiều dấu hiệu tiền kinh nguyệt - dấu hiệu khi đến tháng hành kinh gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), các dấu hiệu tiền kinh nguyệt thường gặp như: căng ngực, đau lưng, bứt rứt, cáu gắt, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú với công việc, đầy hơi hay thèm ăn......, các dấu hiệu tiền kinh nguyệt xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống.


Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Trần Đan Tâm, chuyên ngành Y học cổ truyền, hiện là BS phụ khoa Y học cổ truyền, phòng khám Đan Ngọc.


Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)


☑️Bao gồm một nhóm các dấu hiệu tiền kinh nguyệt xảy ra trong vòng 5 ngày – 1 tuần trước khi hành kinh, giảm dần trong vòng 4 ngày hoặc vài ngày sau khi hành kinh


☑️Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt gặp phải như: căng ngực, đau lưng, bứt rứt, cáu gắt, buồn ngủ hoặc mất ngủ, lo lắng, trầm cảm, mệt mỏi, mất hứng thú với công việc, đầy hơi, ăn quá nhiều…, với mức độ từ nhẹ đến trung bình.


☑️Các dấu hiệu tiền kinh nguyệt này xuất hiện ít nhất trong 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cũng như chất lượng công việc, gây thiệt hại về kinh tế.


☑️Thường gặp trên những phụ nữ có một trong các yếu tố sau:

· Trong gia đình có mẹ từng bị hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc người thân mắc chứng rối loạn khí sắc hoặc rối loạn lo âu

· Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh hoặc thường xuyên căng thẳng

· Phụ nữ lạm dụng rượu

· Phụ nữ béo phì, phụ nữ có chỉ số BMI cao


Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMMD)

☑️Là một rối loạn nghiêm trọng hơn hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)


☑️Xuất hiện các dấu hiệu như trầm cảm hoặc tuyệt vọng, lo âu hoặc căng thẳng, cảm giác bất ổn hoặc tức giận dai dẳng, giảm hứng thú trong các hoạt động thông thường như công việc hay gặp gỡ bạn bè hay các thói quen, khó tập trung hoặc khó kiểm soát, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ăn quá nhiều hoặc đầy hơi, căng ngực, bứt rứt…


☑️Các dấu hiệu này kéo dài khoảng 1 tuần trước khi hành kinh trong hầu hết các chu kỳ kinh nguyệt trong năm qua, cải thiện trong vòng vài ngày sau khi hành kinh rồi hết hẳn trong tuần đầu hành kinh.


☑️Các dấu hiệu này gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công việc hay đời sống cá nhân,


Cần làm gì để cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt

☑️Chế độ ăn: ăn nhiều thức phẩm giàu carbohydrate phức hợp: ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, bột yến mạch, các loại đậu (đậu hà lan, đậu lăng..), các loại rau củ quả ( khoai tây, bí ngô, bông cải xanh, măng tây...), các loại trái cây (táo, lê...), các thực phẩm giàu canxi, hạn chế cà phê, rượu, thịt đỏ, bổ sung vitamin B6 – liều lượng theo chỉ định Bác sĩ.


☑️Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ ngày, trong hầu hết các ngày trong tuần, bao gồm cả những ngày có dấu hiệu tiền kinh nguyệt


☑️Thay đổi lối sống: hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, tránh tập luyện quá sức.


☑️ Nếu sau khi đã thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, nhưng bạn vẫn tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu khi đến tháng, và các dấu hiệu này gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng như chất lượng công việc, bạn có cảm giác "sợ" mỗi khi đến tháng - là lúc bạn cần đến sự hỗ trợ từ y khoa. Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền như châm cứu, thuốc không gây tác dụng phụ, giúp cải thiện các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, nâng cao hiệu quả làm việc, cũng như tăng chất lượng cuộc sống.


Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc inbox Fanpage https://www.facebook.com/pkdongytamduc



Bài viết có sử dụng Tài liệu tham khảo:

  1. Roger A. Lobo (2017), Comprehensive Gynecology, seventh edition, Elsevier.

  2. Barbara L. Hoffman (2012), Williams Gynecology, second edition, Mc Graw Hill Education.









66 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page