Giai đoạn phục hồi sau cảm là một giai đoạn quan trọng, cần được hỗ trợ đúng cách để cơ thể mau quay trở lại nhịp sinh hoạt hàng ngày. Mỗi lần bị cảm là một lần "chính khí" (sức chống đỡ của cơ thể) chiến đấu hết mình với "tà khí" (tác nhân gây bệnh), và khi chúng ta hết bệnh tức là "chính" đã thắng "tà". Tuy nhiên "chính khí" cũng tổn hao không ít.
Vì vậy một số triệu chứng hay xuất hiện giai đoạn này:
1. Mệt mỏi: Không muốn vận động nhiều, thích ngồi hoặc nằm, tiếng nói nhỏ, lười nói.
2. Sợ lạnh/sợ nóng: Trời hơi lạnh cũng khó chịu, hơi nóng cũng không ưa, dân gian hay gọi nắng không ưa, mưa không chịu.
3. Dễ đổ mồ hôi: Mồ hôi dễ đổ hơn so với trước khi bệnh.
4. Ăn uống kém: Giảm cảm giác ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu.
Vì vậy để hỗ trợ cơ thể đúng cách cần thực hiện các bước sau:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơ thể giai đoạn này cần nghỉ ngơi nhiều hơn một chút, việc nghỉ ngơi/ngủ nhiều hơn trong 1 - 2 ngày sau cảm là bình thường, không nên căng thẳng và mệt mỏi trong những ngày này, mà nên dành thời gian để nghỉ ngơi - thư giãn tối đa trong giai đoạn này.
2. Sợ lạnh/Sợ nóng: Sức chống đỡ của cơ thể lúc này với sự thay đổi nhiệt độ không được tốt, nên nếu trời đang nóng quá thì uống nước đủ (nước lọc hoặc Oresol), mặc áo thoáng mát, mở máy lạnh thấp hơn nhiệt độ ngoài trời tối đa khoảng 3 độ C. Ví dụ: Nhiệt độ trời là 32 độ C thì nên mở máy lạnh 29 độ C, ở ngoài trời 30 độ C thì nên mở 28 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá nhiều sẽ làm cơ thể chậm phục hồi hoặc có thể vào đợt bệnh mới. Nếu trời đang mát và lạnh thì nên mặc áo đủ ấm, không nên ỷ lại sức khỏe, cũng không nên chủ quan mà ra bên ngoài trời gió.
3. Dễ đổ mồ hôi: "Chính khí" bảo vệ cơ thể chưa phục hồi tốt nên cần tập hít thở đều đặn, hoặc bổ sung thêm Ngọc bình phong tán (sản phẩm thuốc y học cổ truyền tại phòng khám Đông y Tâm Đức giúp nâng cao sức đề kháng, giảm tình trạng dễ bị cảm vặt khi thời tiết thay đổi) để cơ thể mau phục hồi hơn.
4. Ăn uống kém: Nên ăn cháo gạo rang sơ (gạo rang sơ cho hơi ánh vàng - giảm độ nặng nề của gạo) sẽ giúp bụng nhẹ, dễ tiêu, nên thêm ít hành lá, ít gừng, một lòng đỏ trứng gà (nhớ cho vào lúc cháo còn nóng, không nên ăn lòng đào - Lacoste). Lưu ý cháo lúc này nên loãng, dùng vào lúc còn ấm và nóng, mỗi lần ăn khoảng 1 chén nhỏ, không nên ăn quá nhiều.
Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi sau cảm và lấy lại sự cân bằng cho cơ thể.
Comments