top of page
Ảnh của tác giảĐông y Tâm Đức

4 điều mẹ bầu cần biết nếu bị đau lưng khi mang thai

Đã cập nhật: 29 thg 6, 2022

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Đức, hiện là Bác sĩ quản lý đau bằng phương pháp điều trị bằng tay kết hợp với điều trị bằng Y học cổ truyền, tại phòng khám Đan Ngọc.


Đau lưng khi mang thai là một triệu chứng thường gặp và có nhiều mức độ ở phụ nữ trong thai kỳ. Thời điểm xuất hiện đau lưng khi mang thai có thể là bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, tuy nhiên thường gặp ở ở những tháng cuối khi mà em bé đã phát triển nhiều hơn. Đau lưng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm mất giấc ngủ của thai phụ. Tin vui là có những cách giúp bạn kiểm soát được cơn đau lưng khi mang thai của mình.


1. Đau lưng khi mang thai có phổ biến không?


Có bao giờ bạn tự hỏi có ai đau lưng khi mang thai giống mình không? Câu trả lời là có, và bạn hoàn toàn không đơn độc trong vấn đề đau lưng khi mang thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 50% thai phụ bị đau lưng khi mang thai và 1/3 trong số họ có những cơn đau dữ dội. Đa số phụ nữ bị đau lưng từ lần mang thai đầu tiên. 80 % thai phụ bị đau lưng khi mang thai than phiền rằng cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ 10 % nói rằng mình không thể làm việc được vì đau lưng.


Những điều cần biết khi mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai

2. Nguyên nhân nào gây nên đau lưng khi mang thai?


Đau lưng khi mang thai có nhiều nguyên nhân và phụ nữ có nguy cơ đau lưng khi mang thai nhiều nhất là phụ nữ thừa cân hoặc/và có đau lưng trước khi mang thai. Sau đây là một vài nguyên nhân có thể gây đau lưng khi mang thai:

  • Sự tăng tiết các hormone trong suốt thai kỳ làm mềm các dây chằng và làm lỏng các khớp ở khung chậu. Việc chuẩn bị này giúp cho cuộc chuyển dạ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc các dây chằng bị dãn ra và lỏng các khớp cũng làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cột sống.

  • Thay đổi trọng tâm: Trọng tâm của thai phụ sẽ từ từ dịch chuyển ra phía trước khi mà thai và tử cung ngày càng lớn. Điều này làm cho cột sống thai phụ sẽ bị kéo cong về phía trước, và phần cơ thể từ ngực trở lên sẽ ngả về phía sau. Dẫn đến thay đổi và làm mất đường cong bình thường của cột sống. Khi cột sống mất đường cong bình thường sẽ tạo nhiều áp lực lên hệ thống cơ, dây chằng và tạo nên các cơn đau lưng.

  • Tăng cân: trung bình một thai phụ sẽ tăng từ 12 - 20 kg trong thai kỳ của mình. Chính việc tăng trọng lượng này đã làm gia tăng tải trọng lên cột sống của thai phụ.

  • Tư thế sai: tư thế sai trong sinh hoạt như nằm đệm mềm, ngồi xổm, cúi lưng, đứng quá lâu, hoặc thói quen ngồi bệt, ngồi gót chân chạm đất, ngồi ngửa chống tay ra sau... đều có thể bắt đầu cơn đau lưng mới hoặc làm trầm trọng hơn cơn đau lưng đang có.

  • Căng thẳng: nhiều vấn đề trong thai kỳ làm cho thai phụ căng thẳng như việc chuẩn bị sanh nở, ốm nghén, mệt mỏi, biếng ăn, thay đổi tâm lý.... Chính căng thẳng cũng góp phần làm giảm sức chịu đựng của thai phụ.


3. Cách phòng ngừa đau lưng khi mang thai như thế nào?

Thực tế không thể phòng ngừa hoàn toàn đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, các thai phụ có nhiều phương pháp giúp giảm mức độ đau cũng như tần suất các cơn đau lưng này Sau đây là một vài cách giúp bạn giảm mức độ đau lưng trong thai kỳ của mình.

  • Tập mạnh cơ: đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng của bạn. Các bài tập này nên được lựa chọn và hướng dẫn riêng bởi bác sĩ cho từng thai phụ, không nên tập theo hướng dẫn chung.

  • Tư thế sinh hoạt: sử dụng tư thế bê, vác đồ đúng để thay cho các tư thế sai.

  • Giày dép: sử dụng giày có đế thấp và chắc, ôm được cả bàn chân. Không nên sử dụng giày cao gót hoặc mang dép.

  • Tư thế nằm: khi nằm nên nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa.

  • Dụng cụ hỗ trợ: sử dụng đai hỗ trợ thai phụ.

  • Nằm nghỉ ngơi ngay khi có thể, kê chân lên cao (10 - 15 cm) càng tốt.

  • Xoa bóp, nắn chỉnh cột sống bởi các bác sĩ.


4. Khi nào phải đến gặp bác sĩ ngay?

Đau lưng khi ang thai có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, đối với mức độ nhẹ, bạn có thể không cần đến gặp bác sĩ ngay. Tuy nhiên có một vài trường hợp bạn cần lưu ý để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau dữ dội.

  • Đau ngày càng tăng hoặc cơn đau xuất hiện bất ngờ.

  • Đau lưng kèm theo cơn gò tử cung hoặc ra huyết.

  • Đau lưng (có thể kèm tê, buốt) lan xuống mông, đùi, chân.

Để được thăm khám trực tiếp, Quý bệnh nhân vui lòng gọi HOTLINE: 0345.22.33.19 hoặc đặt lịch hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY

16 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page